Account Executive là gì? Yêu cầu công việc và KPI Account Executive

Tào Tháo
Viết bằng trải nghiệm
Nghề Account chỉ mới thực sự phổ biến trong những năm gần đây ở thị trường lao động Việt Nam. Account Executive là vị trí quan trọng đối với mỗi nhóm kinh doanh. Nếu bạn thích công việc năng động và có tính tương tác cao, Account Executive là một lựa chọn đáng cân nhắc theo đuổi. Cùng tìm hiểu để biết Account Executive là gì?

Account Executive là gì?

Account Executive là người có trách nhiệm tiếp nhậntruyền đạt những yêu cầu từ khách hàng tới các nhóm khác. Từ “executive” có ý là “execute” (thực hiện) – phần nào nói lên nhiệm vụ chính của vị trí này là triển khai công việc để đảm bảo hỗ trợ khách hàng chinh phục những mục tiêu đã đề ra. 

Trong ngành quảng cáo và Marketing, những người giữ chức vụ Account Executive là cầu nối giữa công ty và khách hàng, đảm nhận quản lý những vấn đề phát sinh khi thực hiện dự án và đảm bảo mang lại sự hài lòng cho khách hàng. Vì thế, Account Executive có vai trò quan trọng trong việc tăng doanh thu cho doanh nghiệp bằng cách xây dựng cũng như nuôi dưỡng mối quan hệ với khách hàng một cách tốt nhất.

Công việc của Account Executive là làm gì?

Tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh mà Account Executive có đặc thù công việc khác nhau do đó, Account Executive cần nắm rõ chuyên môn và bức tranh tổng quan của một dự án để mang đến kết quả bằng sự chuyên nghiệp của mình với các đầu công việc chính như sau:

  • Liên hệ trực tiếp với khách hàng để tìm hiểu về nhu cầu sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp sau khi nhận thông tin từ bộ phận phát triển kinh doanh.

  • Trao đổi với khách hàng để lấy thông tin cần thiết cho việc lên các ý tưởng, kế hoạch, bản đề xuất, các giải pháp.

  • Đàm phán, thuyết phục ký kết hợp đồng với khách hàng.

  • Chuyển giao yêu cầu, mong muốn của khách hàng cho bộ phận có trách nhiệm chuyên môn trong công ty như: Thiết kế, kỹ thuật,...

  • Tham gia điều phối dự án, theo dõi tiến độ, đảm bảo thực hiện công việc theo đúng yêu cầu của khách

  • Giải đáp thắc mắc của khách hàng, xử lý các vấn đề phát sinh và đưa ra giải pháp hợp lý.

  • Tổng kết, báo cáo kết quả công việc cho khách hàng và công ty định kỳ và khi dự án kết thúc

Lộ trình thăng tiến của nghề Account Executive

Account Intern

  • Đây là vị trí có kiến thức và kinh nghiệm làm việc ít nhất nhưng lại có cơ hội học hỏi và tiếp thu quý giá nhất. Công việc của thực tập sinh Account Executive chủ yếu xoay quanh việc quan sát, học hỏi và tích lũy kinh nghiệm. Tuy nhiên đừng vì thế mà giới hạn những ý tưởng của mình, làm thực tập sinh cho bạn cơ hội “được sai” và trở thành nhân viên chính thức nếu có tiềm năng.

Account Executive 

  • Account Executive là khởi đầu của ngành Account Management trong công ty truyền thông quảng cáo. Công việc này thực hiện các đầu việc cơ bản của một Account: liên hệ, trao đổi và làm việc với khách hàng.

Account Manager 

  • Sau khi làm việc từ 2-3 năm tùy theo năng lực thì Senior Account Executive sẽ trở thành Account Manager. Đây là giai đoạn để bạn hoàn thiện các kỹ năng, kiến thức để hiểu rõ cũng như có cái nhìn bao quát công việc của Account Management.

Account Director

  • Nếu đã đủ năng lực và kinh nghiệm, sẵn sàng đảm nhận công việc nhiều áp lực và mang tính quản lý nhiều hơn, là Account Director. Công việc của Account Director là xây dựng các mối quan hệ với đối tác lớn, đưa ra các định hướng về chiến lược cho khách hàng, giải quyết khi có sự cố xảy ra, quản lý và nhận báo cáo từ Account Manager hay Account Executive.

Các yêu cầu cần có của Account Executive

Đặc thù nghề nghiệp của Account Executive khá rõ ràng nên không phải ai cũng phù hợp với công việc này. Dưới đây là tố chất và kỹ năng của một Account Executive cần có để làm tốt công việc:

Kỹ năng giao tiếp tốt

  • Công việc chính của một Account Executive là kết nối giữa giữa các bên nên giao tiếp tốt là một kỹ năng không thể thiếu. Bạn sẽ phải làm việc với nhiều người có cương vị và tuổi tác khác nhau, từ đồng nghiệp cho đến đối tác nên cần phải khéo léo trong cách cư xử, nói chuyện để công việc thuận lợi hơn. Ngoài ra, Account Executive còn giỏi việc chia sẻ thông tin quan trọng nhanh chóng và nhất quán, điều mà họ luôn rèn luyện qua năm tháng làm việc.

Kiến thức chuyên môn và khả năng nắm bắt tốt

  • Một Account Executive phải là người có chuyên môn nhất định về lĩnh vực nào đó để tư vấn cho khách hàng những giải pháp tốt nhất, thuyết phục khách hàng đồng ý với chiến lược mà đội của bạn đề ra. Ví dụ, độ tin cậy trong việc trao đổi với khách hàng về dự án quảng bá trên Google sẽ tăng lên nếu Account Executive phân biệt rành mạch sự khác biệt giữa các loại hình quảng cáo (Google search, Display Network, Remarketing, Smart Ads,...) và tư vấn đâu là phương thức tốt nhất cho mục đích và “túi tiền” của khách hàng.

  • Đồng thời, việc lắng nghe và nắm bắt thông tin nhanh là cần thiết khi trao đổi và đàm phán với khách hàng, điều này thể hiện bạn hiểu rõ yêu cầu của khách để cung cấp dịch vụ tốt và phù hợp như yêu cầu họ mong muốn.

Khả năng hoạch định kinh tế

  • Bí kíp giúp bạn trở thành một Account Executive giỏi là biết cách kiểm soát tài chính của dự án, biết cân bằng và quản lý giữa thu và chi cho các hoạt động trong quá trình dự án diễn ra. Nếu không có khả năng hoạch định kinh tế bạn sẽ khó có thể tạo ra được lợi nhuận cho công ty và đảm bảo đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng. Đó là lý do gì sao Account Executive được xem là vị trí không thể thay thế trong các công ty truyền thông quảng cáo.

Phân biệt Account Executives và Account Managers?

Sự khác nhau giữa AC và AM

Account Executives (AE) và Account Managers (AM) đều là những chuyên gia chịu trách nhiệm quản lý mối quan hệ của công ty với khách hàng, nhưng đôi khi có sự nhầm lẫn xung quanh vai trò cá nhân của họ. Sự khác biệt chính giữa vai trò của AE và AM là:

  • Account Executives thường chịu trách nhiệm tìm kiếm hoạt động kinh doanh mới và phát triển các mối quan hệ khách hàng mới.

Họ thường tập trung vào việc thúc đẩy tăng trưởng doanh thu và chốt các giao dịch mới. Các AE thường hợp tác chặt chẽ với nhóm tiếp thị và bán hàng để phát triển các khách hàng tiềm năng và khách hàng tiềm năng mới, đồng thời họ có thể tham gia vào việc tạo ra các chiến lược bán hàng, đàm phán hợp đồng và xác định các cơ hội kinh doanh mới. Các AE thường tập trung hơn vào chu kỳ bán hàng và có thể chuyển sang khách hàng mới sau khi giao dịch kết thúc.

  • Account Managers chịu trách nhiệm quản lý các mối quan hệ khách hàng hiện tại và đảm bảo rằng nhu cầu và mong đợi của họ được đáp ứng.

Họ thường tập trung vào việc giữ chân và làm hài lòng khách hàng, đồng thời có thể chịu trách nhiệm bán thêm hoặc bán kèm các sản phẩm hoặc dịch vụ bổ sung. AM làm việc chặt chẽ với khách hàng để hiểu mục tiêu và thách thức của họ, đồng thời có thể tham gia vào việc phát triển các giải pháp để giải quyết nhu cầu của họ. Các AM thường tập trung hơn vào việc xây dựng mối quan hệ lâu dài và có thể làm việc với khách hàng trong nhiều năm.

Tóm lại, AE tập trung hơn vào việc thu hút hoạt động kinh doanh mới và chốt giao dịch, trong khi AM tập trung hơn vào việc quản lý các mối quan hệ khách hàng hiện tại và đảm bảo sự hài lòng của khách hàng. Cả hai vai trò đều quan trọng đối với sự thành công của các nỗ lực tiếp thị và bán hàng của công ty và nhiều công ty có cả AE và AM trong nhóm của họ để đảm nhiệm cả hai khía cạnh quản lý khách hàng.

 

Tin liên quan

Hỏi đáp(0 Bình luận)
Gửi bình luận