Tiêu chí đánh giá nhân viên bán hàng giỏi duy nhất là kết quả. Tuy nhiên, nếu như bạn dành thời gian lắng nghe câu chuyện của những người này thì sẽ không khó để bạn hiểu được lý do tại sao họ luôn đứng đầu bảng xếp hạng. Những thành tích mà họ có được không chỉ là nhờ phong cách bán hàng, thái độ đối với khách hàng hay kỹ năng giao tiếp mà đó là sự kết hợp của rất nhiều phẩm chất và kỹ năng khác nhau để tạo ra một kết quả xuất sắc.
Phẩm chất cần có của nhân viên bán hàng
Phẩm chất chỉ tính chất và đặc điểm vốn có của sự vật.
Tinh thần trách nhiệm cao
-
Một nhân viên bán hàng giỏi là người luôn có tinh thần trách nhiệm cao và không đùn đẩy công việc cho người khác. Nếu như có vấn đề xảy ra trong quá trình làm việc, họ sẽ tự thấy mình có trách nhiệm phải tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết thay vì đổ lỗi hoặc buộc tội đồng nghiệp.
-
Tất cả nhân viên bán hàng xuất sắc đều là người có trách nhiệm với công ty, đồng nghiệp và khách hàng. Điều này có nghĩa là họ không chỉ quan tâm đến vấn đề chốt đơn và hưởng hoa hồng mà còn quan tâm tới những lợi ích đối với khách hàng và ảnh hưởng đối với công ty, đồng nghiệp.
Sự cảm thông
-
Để trở thành một nhân viên bán hàng giỏi, bạn phải rèn luyện sự cảm thông đối với khách hàng, luôn luôn cố gắng tìm hiểu các mối quan tâm của họ và tìm kiếm giải pháp phù hợp để giúp họ xử lý vấn đề. Nhân viên bán hàng cũng cần phải có khả năng thiết lập các mối quan hệ dựa trên sự cảm thông và tạo ra triển vọng bán hàng từ những mối quan hệ này. Khách hàng sẽ không quan tâm việc bạn nghĩ gì về những khó khăn họ cho đến khi bạn thể hiện sự quan tâm và cảm thông với những vấn đề đó.
Định hướng rõ ràng
-
Những người có định hướng, mục tiêu rõ ràng trong công việc thường có động lực cao hơn để hoàn thành mục tiêu. Những người thành công hầu hết là người có mục tiêu cụ thể và coi mục tiêu đó là kim chỉ nam cho những hành động của mình.
-
Một kỹ năng của người bán hàng giỏi khác là sự tự giác trong công việc, làm việc mà không cần sự giám sát của cấp trên. Họ cũng là những người có khả năng đa nhiệm và không dễ bị phân tâm bởi những vấn đề không giúp ích gì cho mục tiêu của họ về lâu về dài.
Tư duy vượt trội
-
Khả năng tư duy vượt trội cũng là một dấu hiệu cho thấy bạn là một nhân viên bán hàng tài năng. Điều này có nghĩa là bạn có khả năng sử dụng và kết hợp nhiều cách thức khác nhau để bán hàng. Bạn cũng là người biến điều không thể thành có thể. Từ một khách hàng luôn có những suy nghĩ tiêu cực về sản phẩm, bạn có thể giúp họ hiểu và dần quan tâm đến sản phẩm nhiều hơn.
Suy nghĩ tích cực
-
Suy nghĩ tích cực cũng là một phẩm chất cần có của sales, đặc biệt là khi phải đối mặt với thất bại. Nếu không có suy nghĩ tích cực, bạn sẽ rất dễ rơi vào trạng thái hỗn loạn hoặc cảm thấy vô dụng khi mọi việc diễn ra không như ý muốn và có thể dẫn đến tình trạng ế hàng.
-
Do đó, khả năng tự tạo động lực cho bản thân, đứng dậy ngay ở chỗ mình gục ngã và quyết tâm làm lại từ đầu là vô cùng cần thiết. Bạn không được phép để cho một hợp đồng bán hàng thất bại ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình làm việc. Mọi chuyện tốt đẹp vẫn còn đang chờ đợi bạn ở phía trước.
Sự tự tin
-
Ai muốn mua hàng của một người mà ngay chính bản thân họ cũng không hề tin tưởng vào sản phẩm của mình? Không ai cả. Nhân viên bán hàng cần phải hiểu sản phẩm/dịch vụ của họ từ trong ra ngoài và phải có khả năng truyền đạt những hiểu biết này một cách rõ ràng, mạch lạc cho khách hàng tiềm năng.
-
Tuy nhiên, tự tin không có nghĩa là kiêu ngạo và nó cũng không đồng nghĩa với việc doanh số bán hàng cứ thế mà tăng lên. Sự tự tin phải luôn dựa trên cơ sở thực tế, biết mình là ai, mình đại diện cho điều gì và mình có thể mang đến những giá trị gì.
Sáng suốt, linh hoạt
-
Trong kinh doanh, sự linh hoạt và sẵn sàng thích ứng với những thay đổi là vô cùng cần thiết. Nhân viên bán hàng giỏi là người sẵn sàng thay đổi kịch bản sẵn có để đưa ra giải pháp phù hợp hơn với yêu cầu của khách hàng. Khách hàng ngày nay đều là những người vô cùng thông thái, vì vậy mà những giải pháp mà bạn đưa ra cũng phải cụ thể và hữu ích chứ không chỉ đơn giản là những gì mà họ có thể tìm thấy trên Google. Đây cũng là một trong những yêu cầu năng lực của nhân viên bán hàng giỏi.
Sự trung thực
-
Sự trung thực có lẽ là phẩm chất quan trọng nhất đối với một nhân viên bán hàng. Trong kinh doanh, mọi thứ nên xuất phát từ sự chân thành. Nhân viên bán hàng xuất sắc là người biết khi nào thì nên chấp nhận từ bỏ một khách hàng và không bao giờ cho phép mình đưa ra những lời hứa sáo rỗng chỉ để ký được hợp đồng bán hàng. Bóp méo sự thật, dù chỉ là một phần nhỏ, lại càng không thể bởi nó sẽ phá hỏng mối quan hệ mà bạn đã mất bao công sức để gây dựng và sẽ dập tắt hoàn toàn cơ hội được khách hàng giới thiệu tới những mối quan hệ khác.
Đam mê với công việc
-
Nhân viên bán hàng không chỉ thích chốt đơn mà còn phải có niềm đam mê với công việc của mình. Họ thích thú với công việc kinh doanh và việc tạo ra nhiều điều mới mẻ. Họ thể hiện sự đam mê qua giọng nói và cách thuyết phục khách hàng. Và như vậy thì khách hàng lại càng có lý do để tin tưởng và mua hàng.
Kỹ năng giao tiếp tốt
-
Nhân viên bán hàng cần phải cân bằng được giữa tài ăn nói và khả năng lắng nghe. Trên thực tế, những người có duyên bán hàng đều là những người có kỹ năng lắng nghe tốt. Điều quan trọng là họ biết cách đặt ra các câu hỏi mở để khách hàng có thể chia sẻ những mối quan tâm, thách thức mà họ gặp phải hay mục tiêu của họ trong cuộc sống. Khi đó, thay vì nói về tính năng của sản phẩm, nhân viên bán hàng giỏi thường sẽ tập trung vào việc ý nghĩa của sản phẩm đối với cuộc sống của khách hàng.
5 Tố chất cần có của người bán hàng
Tố chất là bản chất vốn có trong mỗi người.
1. Tố chất của một nhà tu hành: để yêu khách hàng của mình như những đệ tử, những con chiên của mình.
2. Tố chất của một nhà tâm lý: để hiểu được khách hàng , với nhiều dạng tâm lý khác nhau.
3. Tố chất của vận động viên: để chịu được áp lực cao trong công việc, để theo đuổi không mệt mỏi các mục tiêu trong công việc như mục tiêu khách hàng, muc tiêu doanh số.
4. Tố chất của một người nghệ sỹ: để sáng tạo ra cách thức phát triển và tiếp cận khách hàng.tính hài hước nhè nhàng trong giao tiêp.
5. Tố chất của một nhà toán học : để tính chính xác được khách hàng tiềm năng, để tính chính xác thời điểm quyết định.
Xuất phát điểm của một người sales giỏi bắt nguồn từ : ĐAM MÊ!
-
Đam mê được giao tiếp, tiếp xúc với khách hàng.
-
Đam mê mang lại lợi ích cho khách hàng.
-
Đam mê kiếm tiền.
-
Đam mê ngành nghề mình đang theo đuổi.
Tư tưởng cho nhân viên bán hàng chuyên nghiệp.
-
Trở ngại lớn nhất của nhân viên bán hàng: SỢ KHÁCH HÀNG PHẢN ĐỐI, SỢ KHÁCH HÀNG TỪ CHỐI
-
Khách hàng phản đối là điều đương nhiên.
-
Phản đối vì khách hàng chưa có nhu cầu thực sự.
-
Phản đối vì khách hàng chưa nhận được thông tin đầy đủ
-
Phản đối vì khách hàng chưa thiết lập được niềm tin
-
Phản đối vì khách hàng chưa có sản phẩm chưa phù hợp.
-
==>Dễ dẫn đến cảm xúc tiêu cực => tư tưởng tiêu cực cho nhân viên bán hàng.
Cảm xúc của người bán hàng phụ thuộc 4 yếu tố
1. Năng lượng về thể chất. 2. Năng lượng về tinh thần 3. Năng lượng về cảm xúc, 4. Năng lượng về trí tuệ.
-
Chúng ta phải kiểm soát thật tốt các nguồn năng lượng này tránh mất năng lượng .
-
Các dòng năng lượng có thể hỗ trợ qua lại với nhau => Khống chế Stress trong công việc => Sống và suy nghĩ tích cực.
-
Gieo suy nghĩ, gặt hành động. Gieo hành động, gặt thói quen. Gieo thói quen, gặt tính cách. Gieo tính cách, gặt số phận.
2/. Phương pháp lập mục tiêu bán hàng đối với nhân viên bán hàng (Mục tiêu doanh số, mục tiêu khách hàng, ….) Chủ động về thời gian
https://www.socoselling.com/traits-of-good-versus-bad-salesperson/