5 Forces trong tiếng Anh là Five Competitive Forces, có nghĩa là 5 lực lượng cạnh tranh cần phân tích để đánh giá mức độ hấp dẫn dài hạn của một thị trường hoặc một phân khúc thị trường trong một ngành nào đó, qua đó giúp doanh nghiệp có chiến lược phát triển hiệu quả.
Theo mô hình 5 Forces có 5 yếu tố tác động lên hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp. Phân tích 5 yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp, nhà đầu tư xác định được tính hấp dẫn của ngành, hiểu được mức độ cạnh tranh hiện tại của doanh nghiệp cũng như vị trí mong muốn trong tương lai.
Bằng cách suy nghĩ về sự ảnh hưởng và sức mạnh của từng yếu tố trong 5 Forces, bạn có thể nhanh chóng đánh giá vị trí của doanh nghiệp và khả năng tạo ra lợi nhuận bền vững trong ngành.
Mô hình 5 Forces bao gồm
-
Mối đe dọa từ các đối thủ mới
-
Quyền lực của nhà cung cấp
-
Mối đe dọa từ những sản phẩm, dịch vụ thay thế
-
Quyền lực của khách hàng
-
Tính cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ trong cùng ngành.
Năm yếu tố này có mối quan hệ biện chứng với nhau, thể hiện sự cạnh tranh của các đối thủ trong ngành. Vì thế, nhà quản lý chiến lược cần phải phân tích được các yếu tố này và xây dựng chiến lược để tìm ra điểm đặc biệt hấp dẫn và nổi bật cho doanh nghiệp.
Hãy cùng đi sâu để tìm hiểu về ý nghĩa của từng yếu tố trong mô hình 5 Forces là gì nhé.
Mối đe doạ từ các đối thủ mới
-
Đây là một nguy cơ mà doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm. Đối thủ có thể là động lực để doanh nghiệp tạo ra sản phẩm khác biệt, nhưng đối thủ cũng có thể chiếm hết thị phần khách hàng của bạn.
-
Theo mô hình 5 Forces, đối thủ có thể đang hoạt động trong ngành nhưng cũng có thể họ chưa tham gia vào ngành nhưng sẽ là mối đe dọa lớn cho doanh nghiệp nếu họ lấn sân.
-
Bởi vậy các doanh nghiệp cần có kế hoạch, lộ trình phát triển lâu dài, gây dựng uy tín và không ngừng mở rộng khách hàng tránh bị đe dọa từ đối thủ mới.
Quyền lực của nhà cung cấp
-
Sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệu đầu vào nên nhà cung cấp có tác động cực lớn đến giá bán sản phẩm, ảnh hướng đến lợi nhuận và thu nhập của doanh nghiệp.
-
Nhà cung cấp có thể gây sức ép đối với nhà sản xuất bằng nhiều cách, như tăng giá bán nguyên liệu.
Quyền lực của khách hàng
-
Hay còn gọi là ảnh hưởng của khách hàng đối với ngành hàng nào đó. Nó được đánh giá bởi việc khách hàng có khả năng gây áp lực tới doanh nghiệp để giảm giá sản phẩm/dịch vụ.
-
Quyền lực của khách hàng cao nhất khi có rất nhiều nhà cung cấp nhưng chỉ có một khách hàng. Vì thế, họ luôn sở hữu một quyền lực vô hạn quyết định đến vận mệnh của toàn doanh nghiệp.
-
Lúc này khách hàng hoàn toàn có thể “ép” được giá, đòi hỏi quyền lợi khác cao hơn. Ngược lại nếu yếu tố khách hàng yếu, thì quyền lực của doanh nghiệp lại được thực hiện khi doanh nghiệp có cơ hội tăng giá, kiếm lợi nhuận.
-
Tuy nhiên khách hàng hoàn toàn có thể liên kết với nhau để gây áp lực với doanh nghiệp để được mua hàng với giá hợp lý. Vì thế quyền lực khách hàng thể hiện số lượng khách hàng, tầm quan trọng của từng khách hàng đối với doanh nghiệp, chi phí để một khách hàng chuyển từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác…
Sự cạnh tranh giữa các đối thủ trong cùng một ngành
-
Thực tế, các doanh nghiệp đều muốn tạo ra lợi thế cạnh tranh nhất định so với đối thủ để chiếm thị phần. Nếu như mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ thấp thì thị trường kinh doanh của ngành còn tiềm năng.
-
Ngược lại nếu như mức độ cạnh tranh khốc liệt thì khả năng doanh nghiệp có được lợi nhuận cao là rất khó. Để cạnh tranh, mỗi doanh nghiệp có những chiến lược khác nhau, có thể thông qua giá thành sản phẩm, số lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm, các chương trình khuyến mại, mở rộng nhà phân phối, mở rộng thị phần…
-
Mức độ cạnh tranh chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như số lượng doanh nghiệp, thị trường tăng trưởng, chi phí lưu kho, chi phí chuyển đổi…
Nguy cơ sản phẩm, dịch vụ thay thế
-
Nguy cơ sản phẩm, dịch vụ thay thế là một áp lực đáng kể trong cạnh tranh. Theo các nhà kinh tế, nguy cơ thay thế xuất hiện khi nhu cầu về một sản phẩm bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi giá của một hàng hóa thay thế.
-
Nguy cơ này luôn thường trực, bởi vậy các thương hiệu luôn không ngừng tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu thị trường, thậm chí để thay thế những sản phẩm, dịch vụ trước đó của chính doanh nghiệp mình.
-
Sản phẩm thay thế phải là những sản phẩm nổi trội so với sản phẩm mà doanh nghiệp đang cung cấp, có sức cạnh tranh đối với đối thủ và chúng có khả năng thay thế trong tiêu dùng.
-
Sự đe dọa đến từ sản phẩm thay thế trong mô hình này phụ thuộc vào yếu tố như chi phí chuyển đổi trong sử dụng sản phẩm, nhu cầu thay đổi của khách hàng, sự cạnh tranh của sản phẩm đối thủ, mối quan hệ giữa chất lượng và giá thành sản phẩm thay thế…
Lợi ích của 5 Forces là gì?
Áp dụng 5 Forces giúp doanh nghiệp:
Nắm được bức tranh kinh doanh ngành
-
Môi trường kinh doanh rất đa dạng và phong phú nhưng cũng rất phức tạp và thay đổi liên tục theo từng ngày với sự tham gia của nhiều đối thủ mới, cạnh tranh từ đối thủ cũ.
-
Mô hình 5 Forces giúp doanh nghiệp có cái nhìn bao quát, tổng thể về thị trường, từ đó có kế hoạch kinh doanh hiệu quả.
Đánh giá sức mạnh của doanh nghiệp
-
Biết người biết ta trăm trận trăm thắng chính là nhờ vào khả năng tự đánh giá doanh nghiệp, hiểu được điểm yếu, điểm mạnh của doanh nghiệp từ đó có giải pháp phù hợp và đưa ra chiến lược kinh doanh tốt hơn.
Có giải pháp kịp thời
-
Nếu không hiểu được đối thủ, không xác định được nguy cơ thì doanh nghiệp rất dễ bị đào thải. Bởi vậy, khi áp dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh, chúng ta có thể hình dung áp lực nào tác động lớn nhất đến doanh nghiệp.
Xác định thị trường tiềm năng
-
Các doanh nghiệp cũng hay sử dụng mô hình 5 Forces để xem xét có nên gia nhập một thị trường nào đó, hoặc hoạt động trong một thị trường nào đó không, từ đó có quyết định đầu tư hợp lý, duy trì lợi nhuận, cung cấp chiến lược cạnh tranh với đối thủ.
Trên đây là chia sẻ về mô hình 5 Forces. Hi vọng với thông tin trên giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình 5 Forces là gì, các yếu tố và vai trò của nó trong kinh doanh đối với doanh nghiệp.