Thực trạng đào tạo nhân viên bán hàng
Chưa xác định rõ nhu cầu đào tạo
-
Không phải doanh nghiệp nào cũng xác định rõ ràng được nhu cầu đào tạo của mình. Đâu là các kỹ năng nền tảng dành cho toàn bộ nhân viên bán hàng? Các nhân viên bán hàng khác nhau cần được trang bị những kỹ năng chuyên môn như thế nào? Điều này dẫn đến việc xây dựng các chương trình đào tạo thực sự sát với mong muốn nhân viên cũng như đáp ứng tốt nhất nhu cầu của doanh nghiệp.
Quy trình tổ chức chưa bài bản
-
Các chương trình đào tạo nhân viên bán hàng quy mô lớn khá là mới đối với nhiều doanh nghiệp. Nên công tác tổ chức chưa thực sự bài bản, chuyên nghiệp. Việc triển khai tốn nhiều thời gian, đòi hỏi nhân viên thực hiện các bước không cần thiết. Thêm vào đó là áp lực từ khối lượng công việc hàng ngày khiến họ không còn hào hứng với các khóa học dù nó bổ ích và thú vị.
Kinh phí đào tạo còn eo hẹp
-
Đào tạo nhân viên bán hàng trong doanh nghiệp không chỉ giúp nhân viên phát triển bản thân, nâng cao hiệu quả mà còn hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng đội ngũ nhân lực vững chắc. Đôi khi, các chương trình đào tạo không mang lại hiệu quả ngay tức thì, nên nhiều doanh nghiệp không sử dụng nhiều kinh phí. Điều này cũng có ảnh hưởng đến các chương trình đào tạo, chất lượng đào tạo cũng như trải nghiệm học tập của nhân viên.
Chưa có phương pháp đào tạo phù hợp
-
Phương pháp đào tạo tập trung truyền thống hiện nay là phương pháp gây ra nhiều áp lực và kém hiệu quả. Nhân viên phải tiếp nhận lượng kiến thức rất lớn trong khoảng thời gian dẫn đến sự quá tải. Họ không những không thể ghi nhớ, áp dụng kiến thức mà còn gây ra sự căng thẳng trước một lượng lớn kiến thức. Đào tạo không còn hiệu quả, thậm chí còn là cực hình.
Bên cạnh đó, điều kiện của mỗi doanh nghiệp hiện nay cũng có thể là rào cản của doanh nghiệp trong khi áp dụng các chương trình đào tạo nội bộ.
Lợi ích của đào tạo nhân viên bán hàng
Vậy một mẫu quy trình đào tạo nhân viên bán hàng chuẩn sẽ mang lại những lợi ích nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay nào!
Sở hữu đội ngũ bán hàng chất lượng
-
Việc đào tạo nhân viên bán hàng sẽ giúp các doanh nghiệp sở hữu được đội ngũ nhân viên chất lượng cao, giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết và đam mê kinh doanh. Bởi các nhân viên được tuyển dụng sau khi được đào tạo sẽ nắm rõ các kiến thức về sản phẩm hơn, có được kỹ năng bán hàng thông qua trải nghiệm thực tế, học hỏi được các kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp,… Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải đào tạo nhân viên mới để có được một đội ngũ thống nhất về năng lực kinh doanh.
Gia tăng doanh thu bán hàng
-
Nếu như đội ngũ nhân viên bán hàng của doanh nghiệp có năng lực làm việc tốt, thuyết phục được nhiều khách hàng tới mua hàng, kỹ năng chốt sales thành công hơn, gây dựng được lượng khách hàng trung thành thì doanh nghiệp sẽ gia tăng được doanh thu bán hàng. Cùng với một lượng chi phí kinh doanh bỏ ra như vậy thì lợi nhuận doanh nghiệp sẽ tăng lên, mang lại kết quả kinh doanh rất hiệu quả cho doanh nghiệp đó.
Gây dựng uy tín doanh nghiệp
-
Để có thể gây dựng uy tín được cho doanh nghiệp ngoài việc phát triển thương hiệu qua các kênh marketing hiệu quả thì cách nhanh nhất đó là tập trung vào cách chăm sóc và bán hàng cho khách hàng. Một sản phẩm có chất lượng tốt kèm theo các dịch vụ bán hàng, chăm sóc khách hàng tốt, thân thiện và làm hài lòng khách hàng thì việc ủng hộ các lần tiếp theo hoàn toàn là có thể.
Nâng cao sức cạnh tranh
-
Trong một thị trường kinh doanh với rất nhiều các đối thủ mạnh khác nhau, tranh nhau từng tí một miếng bánh của chiếc bánh thị phần thì việc doanh nghiệp đào tạo nhân viên bán hàng không chỉ giúp các doanh nghiệp phát triển và mở rộng quy mô mà còn nâng cao sức cạnh tranh. Đặc biệt hơn, trong xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay thì việc nâng cao sức cạnh tranh sẽ làm cho các doanh nghiệp dễ hòa nhập, không bị phá sản mà lại còn kết nối được với các doanh nghiệp khác.
5 bước của quy trình đào tạo nhân viên bán hàng
Tiếp đến, 5 bước của quy trình đào tạo nhân viên bán hàng chính là:
Đào tạo về kiến thức sản phẩm
Sau khi tuyển dụng nhân viên bán hàng, chủ cửa hàng cần đào tạo cho nhân viên bán hàng nắm rõ về sản phẩm của cửa hàng mình. Các loại sản phẩm mà cửa hàng cung cấp, công dụng, lợi ích của sản phẩm, đối tượng khách hàng sử dụng
-
Các khía cạnh kỹ thuật của sản phẩm: cách thức hoạt động, các bộ phận của sản phẩm và cách sửa chữa.
-
Khả năng tương thích với các sản phẩm và dịch vụ khác: Loại keo nào tốt hơn cho hình nền của bạn? Phần mềm của bạn tương thích với những thiết bị nào? Loại nhiên liệu nào tốt hơn để sử dụng trong tàu con thoi của bạn? Tùy chọn, tính năng đặc biệt và lợi ích sản phẩm.
-
Ai đã sử dụng sản phẩm? Phân tích cơ sở khách hàng của bạn sẽ cho thấy những đối tượng nào có nhiều khả năng mua sản phẩm của bạn nhất và lý do tại sao.
-
Danh sách các bản cập nhật sắp tới. Đội ngũ tiếp thị cần biết trước về những thay đổi và sự ra mắt sản phẩm mới để họ có thời gian phát triển kế hoạch quảng bá của mình.
-
Câu trả lời cho các câu hỏi thường gặp, cung cấp cho dịch vụ hỗ trợ của bạn một danh sách các yêu cầu được gửi thường xuyên, cùng với câu trả lời của họ, để những người hỗ trợ có thể dễ dàng xử lý chúng mà không cần phải phát minh lại bánh xe.
-
Hướng dẫn từng bước về cách hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể, ví dụ: cách tạo báo cáo doanh thu trong CRM của bạn, làm sạch bộ lọc trong máy lạnh hoặc thiết lập hệ thống báo động của bạn.
Đào tạo về văn hóa làm việc cho nhân viên
-
Xây dựng và đào tạo văn hóa làm việc cho nhân viên không những giúp việc kinh doanh hiệu quả, bền vững mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp của cửa hàng bạn trong mắt khách hàng.
-
Chủ cửa hàng nên xây dựng các chuẩn mực văn hóa ứng xử trong công việc và khuyến khích nhân viên thực hiện, như văn hóa trung thực với khách hàng, văn hóa giúp đỡ với đồng nghiệp…
Đào tạo các kỹ năng bán hàng
Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình đào tạo, một nhân viên bán hàng cần có những kỹ năng cơ bản như:
-
Kỹ năng chào: Khi khách hàng bước vào cửa hàng, việc đầu tiên nhân viên bán hàng cần làm là chào với một nụ cười thân thiện, và đừng quên chào khách hàng khi họ ra về, nó sẽ khiến khách hàng cảm thấy gần gũi và có thiện cảm với bạn.
-
Kỹ năng đặt câu hỏi: Những câu hỏi thông minh, khéo léo giúp nhân viên bán hàng nắm được nhu cầu của khách hàng để tư vấn sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu đó.
-
Đàm phán thuyết phục: Nhân viên bán hàng cần nắm rõ về sản phẩm và lợi ích của sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, để có thể thuyết phục khách hàng lựa chọn và tin vào sự lựa chọn đó.
-
Xử lý tình huống: Chủ cửa hàng cần hướng dẫn nhân viên bán hàng cách xử lý những tình huống thường xảy ra khi bán hàng để có thể chủ động như khi khách hàng giận dữ, khách hàng từ chối, khách hàng khiếu nại…
Đào tạo nhân viên sử dụng công cụ bán hàng
-
Sử dụng các công cụ bán hàng giúp quy trình bán hàng thuận tiện đồng thời tiết kiệm thời gian và công sức. Nếu cửa hàng sử dụng phần mềm bán hàng, chủ cửa hàng cần hướng dẫn nhân viên các quy trình và thao tác bán hàng bằng phần mềm để có thể bán hàng nhanh chóng và chính xác.
Xây dựng môi trường để chia sẻ kinh nghiệm
-
Chia sẻ các tài liệu, cùng nhân viên tham dự các hội thảo về bán hàng, hay tổ chức các buổi tổng kết để chia sẻ kinh nghiệm giữa các nhân viên tại cửa hàng không những giúp nhân viên nâng cao kỹ năng mà còn tạo ra sự gắn kết giữa người quản lý với nhân viên và giữa các nhân viên với nhau.