Công thức – PAS
PAS là viết tắt của 3 từ: Problems – Agitate – Solve. PAS có ba phần chính, công thức này chú trọng vào các vấn đề khách hàng có thể gặp phải.
-
P – Problem: Vấn đề cần giải quyết.
-
A – Agitate: Nhấn mạnh sự khó khăn của khách hàng khi gặp phải vấn đề trên.
-
S – Solve: Giải quyết vấn đề trên bằng sản phẩm, dịch vụ bạn đang cung cấp.
PAS là công thức phổ biến, được nhiều người trong ngành sử dụng. Quảng cáo của Masan và Chinsu là những nội dung bạn nên tham khảo vì vừa bám sát vào công thức vừa có tính sáng tạo riêng.
Công thức – FAB
(Features – Advantages – Benefits)
Công thức FAB cũng gồm có ba phần chính:
-
F – Features: Giới thiệu chung về tính năng của sản phẩm, dịch vụ bạn cần quảng bá.
-
A – Advantages: Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ này là gì, nêu bật lý do tại sao khách hàng cần chọn bạn thay vì đối thủ cạnh tranh.
-
B – Benefits: Những lợi ích của sản phẩm, dịch vụ khách hàng sẽ nhận được.
Trọng tâm của ba phần trên là benefits. Nội dung cần thuyết phục, hấp dẫn để “hạ gục” khách hàng.
Công thức – BAB
(Before – After – Bridge)
BAB có ba phần riêng như sau:
-
B – Before: Vấn đề của khách hàng trước khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
-
A – After: Tình trạng của khách hàng sau khi trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ.
-
B – Bridge: Cầu nối giải quyết vấn đề của khách hàng, nêu bật lợi ích và hiệu quả của sản phẩm, dịch vụ bạn cần quảng cáo.
Công thức BAB được sử dụng rộng rãi, chủ yếu trong ngành sản phẩm làm đẹp, có sự thay đổi rõ rệt như spa, làm tóc, mỹ phẩm,…
Công thức này cho thấy ngay kết quả khi sử dụng sản phẩm, gia tăng niềm tin của khách hàng tiềm năng vào giải pháp mà bạn muốn quảng cáo.
Công thức – 4C
4C chưa hẳn là công thức viết content cụ thể mà là các yêu cầu cần có trong một bài viết. Bạn cần chú ý các điểm sau:
-
C1 – Clear: Nội dung bài viết rõ ràng, tránh gây hiểu nhầm hoặc tối nghĩa.
-
C2 – Concise: Thông điệp nhất quán, cụ thể, súc tích.
-
C3 – Compelling: Nội dung content mang tính thuyết phục.
-
C4 – Credible: Bài viết có nhiều dẫn chứng.
Bạn có thể ứng dụng 4C vào bất kỳ công thức viết bài content nào để đạt hiệu quả cao nhất.
Công thức – 4U
4U khác giống 4C, tập trung vào các vấn đề sau:
-
U1 – Useful: Tính hữu ích của sản phẩm, dịch vụ.
-
U2 – Urgent: Tạo sự cấp bách, cần sử dụng, trải nghiệm ngay.
-
U2 – Unique: Sản phẩm, dịch vụ độc đáo, hấp dẫn.
-
U3 – Ultra-specific: Nội dung thông điệp rõ ràng, ngắn gọn.
4U rất phù hợp cho dạng bài viết hot trend, cập nhật xu hướng mới nhất. Áp dụng đúng 4 phần một cách linh hoạt, nội dung bài viết sẽ tạo hiệu ứng mạnh mẽ, thu hút khách hàng tiềm năng vào thông điệp bạn muốn truyền tải.
Công thức – AFOREST
A Forest bao gồm nhiều phần khác nhau:
-
A – Alliteration: Lặp lại thông tin gì đó.
-
F – Facts: Nêu bật sự thật.
-
O – Opinions: Trình bày luận điểm, ý kiến.
-
R – Repetition: Tiếp tục lặp lại.
-
E – Examples: Trình bày dẫn chứng cụ thể.
-
S – Statistics: Thống kê.
-
T – Threes: Lặp lại thông tin ba lần.
Công thức A Forest phù hợp cho các bài viết long-form mang tính chuyên môn hoặc Landing Page quảng bá sản phẩm, dịch vụ. Công thức này không phù hợp cho các bài viết ngắn trên mạng xã hội.
Công thức – AIDA
AIDA được xem là công thức viết content “thần thánh” mà bất kỳ người làm sáng tạo nội dung nào cũng cần biết.
-
A – Attention: Gây tò mò, tạo sự chú ý.
-
I – Interest: Gia tăng sự hứng thú của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ.
-
D – Desire: Khơi gợi nhu cầu của khách hàng.
-
A – Action: Kêu gọi ra hành động mua hàng.
Công thức kinh điển này có mặt ở bán hàng online hoặc offline. Không những được xem là công thức kinh điển trong sáng tạo nội content mà AIDA còn là công cụ đo lường phễu bán hàng, theo dõi hành vi khách hàng tiềm năng từ giai đoạn tò mò đến quyết định mua hàng.
Phần lớn các mẫu quảng cáo hiện nay đều theo công thức AIDA. Đặc biệt các bài viết mô tả sản phẩm, AIDA là outline để dân Marketing tập trung ra ý tưởng và hoàn chỉnh nội dung.
Công thức – 5 sự cản trở
Công thức này giúp phá băng các yếu tố “trì hoãn” nơi khách hàng:
-
Tôi không đủ tiền.
-
Tôi không có thời gian.
-
Tôi không cần.
-
Tôi không tin.
-
Tôi không thích.
Hầu hết lý do từ chối sử dụng sản phẩm, dịch vụ của khách hàng đều rơi vào 5 trường hợp trên. Người am hiểu công thức viết content sẽ biết cách sáng tạo nội dung nhằm giải quyết các vấn đề trên, thuyết phục khách hàng tin vào sản phẩm, dịch vụ bạn đang cung cấp.
Công thức – 3 lý do vì sao
Công thức này tập trung trả lời các câu hỏi cốt lõi:
-
Vì sao sản phẩm, dịch vụ của bạn hiệu quả nhất?
-
Vì sao khách hàng phải mua sản phẩm, dịch vụ do bạn cung cấp?
-
Vì sao khách hàng phải tin và lựa chọn bạn?
Công thức này cũng tương tự như công thức trên nhưng tập trung giúp bạn tìm ra được câu trả lời cho những vấn đề quan trọng nhất. Khi đã tìm ra điểm mấu chốt, thì bài quảng cáo của bạn sẽ thu hút, níu chân người đọc, người xem, giúp họ ra quyết định một cách nhanh chóng.
Công thức content – 4P
4P là công thức viết content kết hợp với hình ảnh, bao gồm 4 phần sau:
-
P1 – Picture: Là một hoặc nhiều hình ảnh gây sự chú ý của khách hàng.
-
P2 – Promise: Cam kết của bạn đối với vấn đề nêu ra trong bài.
-
P3 – Prove: Dẫn chứng cụ thể.
-
P4 – Push: Kêu gọi hành động cuối cùng.
4P phù hợp cho các quảng cáo trên facebook hoặc các trang mạng xã hội, nơi khách hàng sẽ lướt thông tin rất nhanh. Họ sẽ chỉ lưu ý đến bài viết có hình ảnh độc đáo, gây tò mò và theo xu hướng mới nhất.
Công thức – 3S
3S là công thức viết content vẫn theo motip ba phần chính:
-
S1 – Star: Nhân vật chính, có thể là người mua sản phẩm, dịch vụ bạn đang cung cấp.
-
S2 – Story: Kể câu chuyện xoay quanh nhân vật chính, tạo thắt mở cao trào, gây hứng thú cho người đọc.
-
S3 – Solution: Giải pháp để giải quyết vấn đề gặp phải của nhân vật chính, có lồng ghép thông tin sản phẩm, dịch vụ cần quảng bá.
3S là công thức viết content theo lối kể chuyện, có đầy đủ cốt truyện, nội dung, nhân vật và vẫn đảm bảo mục tiêu giới thiệu sản phẩm, dịch vụ.
Công thức 4A
Aware – Attitude – Act – Act again
Công thức 4A có cấu trúc tương tự AIDA, bao gồm 4 phần:
-
A1 – Aware: Nhận biết.
-
A2 – Attitude: Thái độ.
-
A3 – Act: Hành động.
-
A4 – Action again: Lặp lại hành động.
-
A3 và A4 chính là mấu chốt của công thức viết content này, khuyến khích người đọc ra quyết định mua hàng nhanh chóng.
Công thức – 5A
5A là công thức viết content do chính Philip Kotler – cha đẻ ngành Marketing hiện đại phát triển, dành riêng cho thời đại công nghệ số.
Công thức này có 5 phần:
-
A1 – Awareness: Nhận biết.
-
A2 – Appeal: Thu hút.
-
A3 – Ask: Tìm hiểu, phát sinh nhu cầu.
-
A4 – Action: Hành động.
-
A5 – Advocate: Ủng hộ thương hiệu.
Điểm khác biệt giữa 5A và hai mô hình kinh điển AIDA và 4A chính sự lồng ghép các phần trong quy trình với nhau chứ không theo thứ tự. 5A được xem là cú bom tấn trong ngành Marketing hiện đại, bởi giải quyết được vấn đề về hành trình mua hàng phức tạp của khách hàng.
Với sự phát triển vũ bão của mạng xã hội, khách hàng có thể ra quyết định tại bất kỳ micro moment nào mà không tuân theo quy trình cứng nhắc.
Người làm sáng tạo nội dung được linh hoạt thể hiện, truyền tải thông điệp đến đối tượng khách hàng tiềm năng, với mục tiêu cuối cùng là quyết định mua hàng và trở thành khách hàng thân thiết.
Công thức viết bài - APP
(Agree – Promise – Preview)
APP là công thức viết content được chính Brian Dean chuyên gia SEO và nhà sáng lập Backlinko chia sẻ trong các case study về Copywriting. Công thức cho cách viết này như sau:
-
A – Agree: Hoàn toàn đồng cảm với vấn đề của khách hàng.
-
P – Promise: Nỗ lực giải quyết vấn đề của họ bằng sản phẩm dịch vụ.
-
P – Preview: Cho họ biết nội dung trong bài viết.
APP có thể áp dụng cho bài viết trên website hoặc lời giới thiệu cho video trên Youtube. Công thức đơn giản này có thể áp dụng mọi lúc mọi nơi, giúp bạn thu hút khách hàng hiệu quả.